7 yếu tố trong giai đoạn úm quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm

Úm là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi gà, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đàn gà sau này. Khi gà con vừa mới nở chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống do thân nhiệt chưa ổn định, chức năng của nhiều cơ quan chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu…hơn nữa giai đoạn này gà con có nguy cơ nhiễm mầm bệnh từ trong quây úm và trải qua các lịch chủng ngừa dày đặc.

 

Úm gà trong chăn nuôi
Úm gà trong chăn nuôi

Việc úm gà chính là các công đoạn tạo nên môi trường sống giúp cho gà con dần thích nghi và hoàn thiện những cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể.

Để tạo môi trường cho gà con phát triển tốt nhất người chăn nuôi cần chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ thiết bị như: quây úm, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống, đèn chiếu sáng, thiết bị sưởi, thức ăn, nước uống…theo đúng kỹ thuật và đặc biệt cần lưu ý đến 7 yếu tố sau đây:

  1. Nhiệt độ

Là yếu tố đóng vai trò quan trọng vì khi gà con mới nở chúng đang  sống trong điều kiện tối ưu. Nếu nhiệt độ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đàn gà sau này.

Khi nhiệt độ xuống thấp, gà lạnh khiến cho chúng bị stress, ngăn cản hoạt động của hệ thống miễn dịch làm tăng khả năng nhiễm E.coli và các loại vi khuẩn gây bệnh khác dẫn đến tăng tỷ lệ chết trong tuần đầu tiên. Đồng thời khi nằm xuống sàn, gà con sẽ không vận động tìm thức ăn và nước uống do đó chúng sẽ không nhận được bất kỳ nguồn nhiệt nào được sản sinh từ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Khi gà con không ăn thức ăn, đường tiêu hóa không được kích thích và không hấp thụ được carbohydrate (chất cần thiết để hấp thụ các chất có trong lòng đỏ) dẫn đến lòng đỏ bị tích tụ trong cơ gây nên hiện tượng lòng đỏ không tiêu, điều này làm tăng tỷ lệ chết cao ở gà con.

Do vậy phải luôn chú ý để tạo được nhiệt độ tối ưu trong chuồng nuôi để gà có sức khỏe tốt nhất.

Đảm bảo nhiệt độ theo bảng sau

Ngày tuổi ToC

1

35 – 36

2

34 – 35

3

33 – 34

4

32 – 33

5

31 – 32

6

30 – 31

7 – 14

28-30

>14

25-28

 

Ngoài sử dụng nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt để kiểm tra nhiệt độ úm, chúng ta có thể nhận biết dễ dàng thông qua quan sát bằng mắt thường:

  • Thừa nhiệt: gà tản ra xa nguồn nhiệt, há miệng thở, uống nhiều nước
  • Thiếu nhiệt: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro , run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau.
  • Nhiệt độ thích hợp: gà phân bố đều trong chuồn
  1. Độ ẩm

Một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình úm đó chính là độ ẩm, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp của gà.

  • Nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cho môi trường trở nên hanh khô, dễ sinh ra bụi bẩn dẫn đến gà có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Nếu độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc có hại phát triển.

Nên điều chỉnh ẩm độ trong khoảng 55 – 75% trong suốt quá trình úm.

  1. Ánh sáng

Ánh sáng thích hợp có tác dụng giúp gà con thu nhận lượng thức ăn, nước uống. Đồng thời sự phân bố ánh sáng đều trên nền chuồng giúp gà phát triển đồng đều, khỏe mạnh. Duy trì hệ thống chiếu sáng để kích thích tính thèm ăn và tiêu hóa cho gà con. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào kiểu chuồng kín hay hở, mùa hè hay mùa đông.

Thực hiện chiếu sáng cho gà con như sau:

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)

Cường độ ánh sáng

1 – 3

24 3w/m2

4 – 7

15 – 20

3w/m2

8 – 15 10 – 15

3w/m2

16 – 25 8

3w/m2

 

Cần chú ý các trường hợp:

  • Thiếu ánh sáng (quá tối): gà khó khăn trong việc vận động, nhận biết và lấy thức ăn, giảm sinh trưởng, xô đàn, gà đè lên nhau gây tỷ lệ chết cao.
  • Thừa ánh sáng (quá sáng): gà bị kích thích, dễ stress, mổ cắn nhau, giảm sinh trưởng.
  1. Mật độ nuôi

Để đảm bảo được mật độ nuôi thích hợp người chăn nuôi cần dựa vào diện tích chuồng, độ tuổi và sự phát triển của gà để xem xét số lượng vào gà phù hợp, tránh trường hợp mật độ nuôi quá đông hoặc quá thưa.

  • Nếu nuôi với mật độ quá đông: gà bị stress, mổ cắn nhau, tranh giành thức ăn, độ thông thoáng kém, thiếu oxy, nhiều khí thải (CO2, NH3…).
  • Nếu nuôi với mật độ quá thưa: lãng phí diện tích, khó điều chỉnh nhiệt độ.
  1. Thông thoáng
  • Luôn để chuồng thông thoáng nhằm cung cấp oxy đầy đủ cho gà. Thực hiên bằng 3 cách song song:

+ Điều chỉnh quạt  và hệ thống bạt giàn mát

+ Điều chỉnh bạt úm cao thấp theo nhiệt độ. Trời lạnh nâng cao bạt, nóng hạ thấp xuống.

+ Giãn chuồng: Tạo không gian và độ thông thoáng cho con gà. 01 ngày giãn thêm 3 – 4m dài.

  1. Thức ăn
  • Cho gà ăn tự do, bổ sung thức ăn liên tục không để bị đói.
  • Cho gà ăn từ ngày đầu tiên mục đích: tiêu lòng đỏ nhanh và triệt để, kích thích hệ thống miễn dịch trên cơ thể gà hoàn thiện sớm hơn giúp gà chống đỡ với bệnh tốt, tránh nguy cơ gà ăn trấu, giảm tỉ lệ hao hụt.
  • Chú ý: thay đổi máng ăn phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của gà để gà được ăn đồng đều. Bố trí máng ăn ở các vị trí thuận lợi cho gà dễ dàng tiếp cận với thức ăn.
  1. Nước uống
  • Cung cấp đầy đủ nước uống cho gà.
  • Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, không có màu, mùi bất thường, nhiệt độ thích hợp (25o C).
  • Chú ý điều chỉnh độ cao máng uống ngang lưng gà đảm bảo gà dễ dàng uống nước và thay đổi máng uống phù hợp với lứa tuổi, sự phát triển của gà.
  • Có thể tính nước như sau 01 kg cám cần tương đương từ 2-3l nước. Nước uống cho gà phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho gà uống cả ngày lẫn đêm. Ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước quá lạnh.

Nhu cầu về nước uống:

  • 1 – 7 ngày tuổi: 20-50 ml/con/ngày
  • 8 – 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày
  • 15 – 25 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày

 

 

Bản tin 18/8/2021

Phòng kỹ thuật GREENTECH, tổng hợp kiến thức chăn nuôi