4 yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trứng

Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, hiện tượng giảm đẻ (đẻ cách nhật, ấp bóng) là mối quan tâm đặc biệt của người chăn nuôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm đẻ như tuổi thành thục về tính, thể trạng vật nuôi, loài, giống… ngoài tác động do di truyền chúng còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường. Tuy nhiên các yếu tố này không chỉ làm giảm sản lượng trứng mà còn làm giảm chất lượng trứng, hao hụt đầu con gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Do vậy, khi đàn gà có hiện tượng giảm đẻ người chăn nuôi cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dẫn đến giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng của gia cầm:

 

  1. Bản thân gà đẻ
  • nh hưởng của tuổi thành thục về tính

Tuổi thành thục về tính của gia cầm ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng trứng, khi gà thành thục về tính sớm gà sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong 1 năm sinh học, nhưng nếu gà thành thục quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ trứng nhỏ kéo dài. Gà có thể tiếp tục đẻ trứng trong nhiều năm. Tuy nhiên sau 2 – 3 năm sau năng suất đẻ của gà giảm đáng kể.

  • Ảnh hưởng của quá trình thay lông: thời gian thay lông càng dài sản lượng trứng càng thấp.

 

Gà đẻ trứng thương phẩm

  1. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Gà đẻ đòi hỏi một chế độ ăn hoàn toàn cân bằng để duy trì sản lượng trứng tối đa theo thời gian. Dinh dưỡng không phù hợp có thể làm cho gà mái ngừng đẻ. Sự mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề khác như sa vòi trứng dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và tăng tỷ lệ chết trong nhiều trường hợp. Một số sự mất cân bằng chất dinh dưỡng sau làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của gia cầm.

  • Muối

Trong khẩu phần ăn, nếu thiếu muối sẽ dẫn đến tăng khả năng cắn mổ lông nhau và giảm sản lượng trứng. Hầu hết trong thức ăn chăn nuôi muối được thêm vào dưới dạng Natri clorua.

Mặc dù nhu cầu muối của gà tương đối thấp, khi cho ăn với lượng muối dư thừa sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc muối gây tiêu chảy dẫn đến chất độn chuồng ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và phát triển.

  • Canxi & Phospho

Vỏ trứng chủ yếu được cấu tạo từ canxi cacbonat, nếu thiếu lượng canxi sẽ dẫn đến giảm sản lượng trứng, trứng nhỏ, vỏ trứng mỏng, trứng mất màu và gà mái bị tật ở chân.

  • Vitamin D

Vitamin D cần thiết để hấp thụ canxi. Nếu cung cấp lượng vitamin D thiếu dẫn đến thiếu hụt canxi nhanh chóng. Trong khẩu phần ăn của gia cầm vitamin D phải được cung cấp dưới dạng D3.

  • Protein

Nhu cầu về protein thực chất là các yêu cầu về acid amin cấu thành nên protein. Có 22 acid amin thiết yếu, gia cầm không thể tổng hợp một số loại acid amin thiết yếu trong số đó.  Vì vậy người chăn nuôi cần bổ sung protein qua khẩu phần ăn.

Các yêu cầu về acid amin thay đổi theo thể trạng, lứa tuổi, loài, giống. Nếu sự mất cân đối các acid amin trong khẩu phần ăn sẽ là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng và chất lượng trứng. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỉ lệ lòng đỏ, trong khi đó thiếu methionine lại ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng.

  • Chất béo

Chất béo trong khẩu phần ăn là nguồn cung cấp năng lượng và axit linoleic là một loại axit béo thiết yếu. Sự thiếu hụt axit linoleic sẽ có ảnh hưởng đến sản lượng trứng, chất béo trong khẩu phần ăn đóng vai trò là chất mang vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) và một số chất béo cần thiết cho quá trình hấp thụ vitamin.

Gà đẻ trứng

  1. Yếu tố quản lý, chăm sóc
  • Thức ăn: việc cho gà ăn với lượng thức ăn không đạt tiêu chuẩn dẫn đến không có đủ chất dinh dưỡng để sản xuất trứng, đồng thời việc bảo quản thức ăn không đảm bảo dẫn đến thức ăn trở nên ẩm mốc, ướt, sản sinh độc tố nấm mốc ảnh hưởng xấu đến sản xuất trứng và sức khỏe của vật nuôi.
  • Không cung cấp đủ nước: nước là thành phần quan trọng chiếm 70% trọng lượng cơ thể, nếu thiếu nước gà sẽ kém hấp thu thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng.
  • Stress nhiệt, độ ẩm: khi thời tiết nắng nóng gà hạn chế hoạt động, ít ăn hoặc bỏ ăn. Lượng thức ăn tiêu thụ giảm sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng. Lượng nước tiêu thụ sẽ tăng trong thời tiết nóng, hậu quả làm cho phân lỏng và chuồng trại ẩm hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Thời gian chiếu sáng: chiếu sáng là điều quan trọng trong chăn nuôi gà đẻ. Khi không có ánh sáng, gà không ăn và điều này dẫn đến giảm sản lượng trứng. Gà đẻ cần 14h – 17h chiếu sáng/ngày để duy trì năng suất đẻ đồng thời cường độ ánh sáng phải thích hợp. Khi gà tiếp xúc ít hơn thời gian chiếu sáng tối thiểu cần thiết dãn đến giảm sản lượng trứng. Khi gà tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng gà sẽ thành thục sinh dục ở giai đoạn đầu làm cho trứng đẻ ra có kích thước nhỏ.
  1. Đàn gà đẻ mắc bệnh
  • Hội chứng giảm đẻ – Egg drop syndrome (EDS) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của gia cầm làm giảm sản lượng trứng, vỏ mỏng, vỏ nứt. Thực hiện chủng ngừa vắc xin hội chứng giảm đẻ cho đàn gà vào tuần tuổi 16.
  • Một số bệnh khác như viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Newcastle (ND), tụ huyết trùng, thương hàn gà, mycoplasma, dịch viêm não tủy, nội ngoại ký sinh trùng….. gây giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng.

     GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT

  1. Biện pháp phòng ngừa bằng vắc xin

Tùy  theo  tình  hình  dịch  tễ  của  từng  địa  phương  để đưa ra  chương  trình  vắc  xin  phù  hợp.

  1. Giải pháp dinh dưỡng

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gia cầm

+ Bảo quản thức ăn nơi sạch sẽ, khô ráo

+ Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc lưu cữu.

+  Thường xuyên bổ sung canxi, phospho, các  chất  khoáng khác ở dạng dễ hấp thu để tăng chất lượng vỏ trứng.

Giải pháp để kiến tạo cỗ máy đẻ vô địch

Giai đoạn hậu bị

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn hạn chế. Khi kết thúc giai đoạn hậu bị bổ sung Ca, Vitamin A,D,E, Selen giúp hoàn thiện sinh lý sinh sản và phát triển buồng trứng bằng cách sử dụng sản phẩm Selecas 3 lần/tuần với liều 40ml/1000 gà/lần sử dụng.

Giai đoạn sinh sản:

Rút ngắn thời gian đẻ bói và kiến tạo cỗ máy đẻ trứng bền bỉ, tránh hiện tượng đẻ cách nhật, ấp bóng, duy trì thể lực và duy trì tỷ lệ đẻ đỉnh cao bằng cách sử dụng sản phẩm Selecas 3 lần/tuần với liều 50 – 80ml/1000 gà/lần sử dụng.

 

Tổng hợp và biên soạn

PKT GREENTECH