Các loại thảo dược kiểm soát bệnh và tăng cường miễn dịch cho gia cầm

Tăng miễn dịch gia cầm

1. Tỏi (garlic)

  • Tỏi là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất cho sức khỏe ở cả người và động vật, trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, là một chất kháng khuẩn tự nhiên.

Tác dụng: 

  • Kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa.
  • Cùng với việc tăng cường hệ thống miễn dịch tỏi cũng tham gia vào điều chỉnh chức năng gan, kích thích hệ thống đường tiêu hóa giúp chống lại và điều trị các bệnh nhiễm trùng.
  • Trong một tuần có thể bổ sung 1 – 2 lần với liều lượng khuyến cáo, không nên sử dụng với liều cao có thể gây hại cho gà.

Tỏi

2 . Kinh giới (oregano)

  • Cây kinh giới có tên tiếng anh là oregano – một chất kháng khuẩn tự nhiên được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi ở những năm gần đây nhằm thay thế các hoạt chất kháng sinh.

Tác dụng: 

  • Oregano không chỉ tăng cường miễn dịch mà còn đảm nhiệm chức năng giải độc cơ thể, hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp (long đờm, ấm cổ)  giảm hiện tượng hen, viêm đường hô hấp và hệ thống sinh sản của gia cầm nhờ các hoạt chất như:
  • Carvacrol và Thymol đều có công dụng kháng khuẩn đường ruột cũng như kháng oxy hóa trong cơ thể vật nuôi.
  • Bằng cách bổ sung oregano thường xuyên sẽ giúp cho đàn gia cầm chống lại bệnh nhiễm trùng, loại bỏ độc tố trong cơ thể, tăng sức đề kháng.

Cây kinh giới

3. Quế (cinnamon)

  • Quế là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm, các hoạt chất chính trong quế là: trans-cinnamaldhyde (có trong vỏ), eugenol (có trong lá) và long não (có trong rễ).

Tác dụng:

  • Kháng khuẩn:  ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như Clostridium spp, Enterobacter spp, Enterococcus spp, Escherichia coli, Pasteurella multocida, Staphylococcus spp, Streptococcus spp …, giảm viêm và chống oxy hóa. Ứng dụng tốt trong giai đoạn úm thời điểm thời tiết lạnh và nồm ẩm.
  • Chống nấm: ức chế hoạt động của một số loại nấm Aspergillus spp, Candida albicans Microsporum spp .
  • Chống ve đỏ trên gia cầm: Quế được phát hiện là một chất xua đuổi bán hiệu quả đối với mạt, ve đỏ ở gia cầm.
  • Lợi ích về đường tiêu hóa: Bột quế hoặc các dẫn xuất của nó có tác động tích cực đến tiêu hóa, hấp thu, hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, khả năng miễn dịch, cũng như cải thiện việc sử dụng thức ăn.

Quế

4. Xạ hương (Thyme)

  • Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc có nhiều công dụng chứa đầy omega 3 giúp hỗ trợ sức khỏe não và tim cũng như giàu vitamin A, C và B6, chất xơ, sắt, riboflavin, magie và canxi  các chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trứng.

Công dụng:

  • Giảm stress
  • Chống ký sinh trùng, cỏ xạ hương sẽ giúp ngăn chặn mọi ký sinh trùng bên trong và giữ cho đường tiêu hóa được kiểm soát đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
  • Kháng khuẩn, hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng và hỗ trợ hệ hô hấp phát triển mạnh mẽ.Xạ hương

5. Xương cựa (Atragalus Huangnaceus)

Xương cựa là một loại cây thân thảo lâu năm thuộc họ đậu và được sử dụng phổ biến nhất để tăng cường miễn dịch. Các thành phần hoạt động của xương cựa bao gồm saponin, flavonoid và polysaccharid. Xương cựa cũng chứa một nguồn dồi dào kali (10.000 ppm), magiê (1.860 ppm) và canxi (1.700 ppm). Hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở rễ, đặc biệt đối với cây từ cây 4 năm tuổi.

Công dụng:

  • Tăng cường miễn dịch: bột rễ xương cựa được thêm vào chế độ ăn của đàn vật nuôi giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa và bảo vệ tế bào chống lại sự chết của tế bào và các yếu tố có hại khác, chẳng hạn như các gốc tự do và quá trình oxy hóa.
  • Hỗ trợ thận: giảm sự oxy hóa của mô cầu thận, tăng cường khả năng lọc và bảo vệ hệ thống thận.

Xương cựa là một trong những loại thảo mộc có lợi nhất mà có thể cung cấp cho gà thường xuyên như một loại thảo mộc phòng bệnh.

Rễ cây xương cựa

6. Mộc hoa trắng

  • Mộc hoa trắng hay còn có một tên gọi khác là cây sừng trâu với tên khoa học là Holarrhena antidyesenterica.
  • Thành phần chủ yếu của cây Mộc hoa trắng chính là các alkaloid, trong đó có chứa các hoạt chất chính là conessin.

Công dụng:

  •  Tác dụng mạnh với với các loại khuẩn gây bệnh đường ruột đồng thời bảo vệ hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của vật nuôi giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, giảm chi phí chăn nuôi.Mộc hoa trắng

7. Bạc hà (Mentha piperita)

  • Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà. Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà thường từ 0,5 đến 1%, có khi có thể lên tới 1,3-1,5%.

Công dụng:

  • Chống côn trùng: tinh dầu bạc hà có hoạt tính diệt ấu trùng đối với muỗi Aedes aegypti, Anopheles stephensi và Culex quinquegaasiatus .
  • Chất lượng trứng: việc bổ sung lá bạc hà khô hoặc tươi vào khẩu phần ăn của gà đẻ đã giúp làm tăng đáng kể trọng lượng trứng, sản lượng trứng, khối lượng trứng và lượng thức ăn.
  • Chống giun sán: tinh dầu bạc hà có hiệu quả trong việc giảm số lượng Eimeria spp. gây bệnh cầu trùng ở gà.
  • Kháng virus: dầu bạc hà cũng được chứng minh là có lợi trong việc chống lại bệnh Newcastle ở gà.

Bạc hà

8. Tía tô

  • Tía tô chứa 0,5% tinh dầu, hạt tía tô có 45 -50% chất lỏng (α-linolenic acid và  linoleic acid). Thành phần hóa học: phenolic compounds, flavonoids, phytosterois, tocopherols, policosanols và fatty acid.

Công dụng:

  • Hạ sốt.
  • Kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ho.
  • Chống oxy hóa nội bào, bảo vệ tim mạch, cải thiện tiêu hóa, chữa táo bón, tăng nhu động, chống stress.

Tía tô

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ausorganicfeeds.com.au/healthy-hen-immune-boosters/

https://afarmgirlinthemaking.com/10-immune-boosting-herbs-supplements-for-chickens/

https://backyardpoultry.iamcountryside.com/feed-health/5-immune-boosting-supplements-and-herbs-for-chickens/

https://www.thehappychickencoop.com/7-natural-ways-to-boost-your-chickens-immune-system/

http://www.poultrydvm.com/herbs.php