CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT: HỆ THỐNG HÔ HẤP GIA CẦM RẤT DỄ BỊ TỔN THƯƠNG?

Hệ thống hô hấp là một phần hệ thống miễn dịch của gia cầm, được trang bị các cơ chế để bảo vệ hoặc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh có trong không khí, loại bỏ các phần tử hít phải và giữ cho đường hô hấp luôn sạch sẽ.

Đặc biệt, hệ hô hấp gia cầm khỏe mạnh được bảo vệ bởi chức năng của 3 cơ chế bảo vệ của: lông rung, chất nhầy và các tế bào thực bào bắt nuốt vi khuẩn.

– (1) Lông rung: là cấu trúc giống như sợi tóc nhỏ trong khí quản có nhiệm vụ đẩy bụi ra bên ngoài.

– (2) Chất nhầy: được sản sinh từ khí quản. Chất nhầy được tạo ra đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống lông rung. Khi chất nhầy tạo ra quá nhiều lông rung không thực hiện được chức năng của chúng.

– (3) Các tế bào thực bào: loại bỏ bụi bẩn hít vào và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Các tế bào thực bào bắt nuốt vi khuẩn và tiêu diệt chúng, ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn.

Sự tích hợp của lông rung, chất nhầy, tế bào thực bào giúp cho đường hô hấp của gà không có mầm bệnh.

Cấu trúc hệ hô hấp gia cầm

I. NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THƯƠNG HỆ HÔ HẤP

Nếu một trong 3 cấu trúc trên bị tổn thương hoặc suy yếu có thể tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập và gây bệnh.

– Môi trường sống không đảm bảo: không gây bệnh trực tiếp nhưng chúng làm giảm sức đề kháng và khả năng phòng vệ khiến gà dễ nhiễm các mầm bệnh.

– Không khí trong chuồng nuôi: có thể chứa các hạt khí dung – bụi từ chất độn chuồng, thức ăn chăn nuôi, phân, lông gà. Bụi quá nhiều trong không khí được cho là dẫn đến hình thành các u bã đậu ở khí quản, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà.

– Khí thải từ chất thải của vật nuôi hoặc các thiết bị được lắp đặt không đúng cách như vòi đốt gas. Các khí độc thường thấy trong chuồng nuôi là NH3 và CO2. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng đổ amoniac 10ppm sẽ gây sản sinh quá nhiều chất nhầy và làm hỏng lông rung, nồng độ amoniac từ 10 – 40 ppm làm giảm sự thanh thải của E.coli khỏi túi khí, phổi và khí quản của gà.

Các nguyên nhân này ảnh hưởng xấu đến gia cầm, chúng gây khó chịu cho hệ thống hô hấp và từ đó sinh ra phản xạ ho để loại bỏ dị vật. Tuy nhiên, khi ho quá nhiều sẽ làm giảm sức đề kháng của gia cầm. Các hạt khí dung khi tích tụ bên trong cơ thể gia cầm có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

II. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA 

– Ngăn chặn sự tích tụ bụi trong chuồng nuôi bằng cách vệ sinh, quét dọn, giữ cho chuồn nuôi luôn được sạch sẽ.

– Sử dụng chất sát trùng phun khử trùng chất độn chuồng.

– Theo dõi nồng độ Aminiac trong chuồng.

– Tối ưu hóa nhiệt độ, độ ẩm và độ thông gió trong chuồng nuôi.

– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo dịch tễ.

– Theo dõi các dấu hiệu hô hấp trên đàn gia cầm mỗi ngày.

– Sử dụng men vi sinh đặc biệt Clos-cocci Stop giúp tiêu hóa và hấp thụ triệt để dinh dưỡng thức ăn với liều 100g/1,5-2 tấn thể trọng, định kỳ 2-3 lần/tuần giúp giảm mùi hôi, giảm khí độc chuồng nuôi.

– Lựa chọn sản phẩm có chứa các loại tinh dầu hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ hô hấp như RESPIRON.

III. ƯU ĐIỂM CỦA RESPIRON

– Được chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên của 5 loại thảo dược: bạc hà (Methol), xạ hương (Thyme), long não (Camphor),cúc tím (Alkylamides), khuynh diệp (Eucalypton).

– Tác dụng nhanh và kéo dài: tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp phức tạp như CRD, CCRD, ORT, IB, ILT giúp kháng viêm, ngừa sổ mũi, giãn phế quản, long đờm, giảm kích ứng niêm mạc đường hô hấp, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó giảm chi phí điều trị bệnh.

– Dễ sử dụng, vật nuôi dễ thu nhận: Respiron có màu trong suốt với mùi hương thảo dược tự nhiên, tinh dầu đặc trưng, dẫn xuất dễ uống, dễ dàng sử dụng với 2 cách pha nước uống hoặc phun sương đều cho hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Sử dụng 1ml/3 lít nước cho uống hoặc 100ml/3 lít phun vào chiều tối giúp giảm gà dễ thở và giảm hiện tượng hen.

Respiron