Giải pháp thay thế kháng sinh giúp kiểm soát sức khỏe đường ruột gia cầm

Đường ruột của vật nuôi là cửa ngõ lớn nhất giữa bên trong và ngoài cơ thể, theo thống kê có khoảng 70% tế bào miễn dịch nằm dọc đường tiêu hóa. Thực tế, biểu mô ruột luôn xảy ra phản ứng viêm nặng hay nhẹ tùy theo mức độ tác động của các yếu tố gây hại như: độc tố của nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể giúp gia cầm đạt năng suất tối ưu về thịt và trứng. Hệ tiêu hóa của gia cầm có 2 chức năng quan trọng bao gồm: tiêu hóa/hấp thu và miễn dịch.

Niêm mạc ruột chính là một hàng rào hiệu quả giữa các yếu tố bất lợi và các mô bên trong vật chủ. Sự cân bằng giữa lớp chất nhầy, tế bào biểu mô, hệ vi sinh vật và tế bào miễn dịch trong đường ruột đóng vai trò quan trọng trong chức năng hàng rào bảo vệ đường ruột, đặc biệt là vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột.

Sự kết hợp giữa các vi sinh vật giúp phát triển cấu trúc và hình thái ruột, điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng. Cách để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là ức chế vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm có 3 loại: Vi khuẩn acid lactic (55%), vi khuẩn hình que (44%) và mầm bệnh.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột gia cầm như chế độ ăn uống, lứa tuổi, kháng sinh và nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. Những thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật động vật có thể có những ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi đối với sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của vật chủ.

A. CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP

Bệnh truyền nhiễm

  • Bệnh cầu trùng
  • Các bệnh do vi khuẩn gây ra do coli, Salmonella, Clostridium (viêm ruột hoại tử), Campylobacter jejuniSpirochaetes.
  • Các bệnh do virus gây ra như REO, IB, IBD, ND, Adenovirus, Rota virus, Astro virus, Turkey Corona virus and Toro.
  • Ký sinh trùng – giun tròn và sán giây gây tiêu chảy.

Không truyền nhiễm

  • Thức ăn chăn nuôi: cấu trúc và chất lượng viên thức ăn, độ ngon, công thức và hàm lượng, độc tố nấm mốc.
  • Quản lý: không gian cung cấp thức ăn, nước uống, phân bố thức ăn, nước uống, chất lượng không khí, thông gió, chất độn chuồng, nhiệt độ và mật độ.

Trong số này, bệnh viêm ruột hoại tử và bệnh cầu trùng có xu hướng gây hại và có thể gây thiệt hại cho các nhà chăn nuôi.

2. GIẢI PHÁP SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT CHO GIA CẦM

Chất kích thích tăng trưởng bằng kháng sinh (AGPs) đã được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi trong 60 năm qua. AGP được biết là có tác dụng cải thiện quá trình chuyển đổi thức ăn, kích thích tăng trưởng, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra.

Gần đây các nhà khoa học và người tiêu dùng đã đưa ra những ý kiến lo ngại về vấn đề kháng thuốc và vấn đề tồn dư khán sinh.

Kết quả là ngành công nghiệp đang cân nhắc việc sử dụng AGP trong thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu. Người chăn nuôi đã bắt đầu tìm hiểu các lựa chọn thay thế kháng sinh và quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp sử dụng hkháng sinh tự nhiên.

B. TIÊU CHÍ CHO CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ KHÁNG SINH

Một giải pháp thay thế kháng sinh được cho là sẽ có những tác dụng có lợi khi có những tiêu chí sau:

  • Giảm mầm bệnh (Clostridium)
  • Tác dụng chống viêm
  • Tác động tích cực đến vi khuẩn có lợi của hệ vi sinh
  • Tăng sức sống của thành ruột
  • Tác động lên các mầm bệnh khác như Salmonella và E. coli
  • Không có vấn đề về kháng
  • Cải thiện năng suất của vật nuôi

Các lựa chọn thay thế kháng sinh thường có sẵn là chế phẩm sinh học, prebiotics, axit hữu cơ và tinh dầu. Sự kết hợp lý tưởng của hai hoặc nhiều sản phẩm sau đây sẽ có hiệu suất tốt hoặc ngang bằng với AGP.

1.Probiotics (chế phẩm sinh học)

Probiotics được định nghĩa là chủng vi khuẩn sống, có lợi cho vật nuôi bằng cách cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của nó. Probiotics làm tăng số lượng vi sinh vật có lợi, loại trừ có chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột.

Các cơ chế hoạt động của probiotic bao gồm cạnh tranh điểm bám dính với mầm bệnh, duy trì tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô, chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch đường ruột. Chế phẩm sinh học phổ biến được sử dụng trên gia cầm là Bacillus subtilis, Bifidobacterium spp và Lactobacillus spp.

Một loại probiotic lý tưởng phải có nguồn gốc từ vật chủ, không gây bệnh, chống lại các điều kiện đường ruột (điều kiện pH có tính axit), sản xuất các hợp chất kháng khuẩn, cải thiện sự phát triển của vi khuẩn kết hợp, điều chỉnh phản ứng miễn dịch, cải thiện năng suất vật nuôi và chịu được các điều kiện trong chế biến thức ăn chăn nuôi.

Chế phẩm sinh học probiotics
Chế phẩm sinh học

2.Acid hữu cơ

Các axit hữu cơ như axit lactic, acetic, tannic, fumaric, propionic, formic, citric, benzoic và butyric, v.v., đã được chứng minh là có lợi đối với sức khỏe đường ruột và năng suất của gia cầm. Cho ăn các loại axit hữu cơ có thể làm tăng trọng lượng cơ thể và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

Một số các acid hữu cơ với các đặc tính lý hóa được thay đổi để sử dụng được trong nước hoặc trong thức ăn cho gia cầm. Chúng có sẵn dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Gần đây, có nhiều người nhận ra rằng ngành công nghiệp thích sử dụng các axit hữu cơ được đóng gói vì chúng có ưu điểm là giảm các vấn đề về mùi.

Việc bổ sung axit hữu cơ có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, vì vậy nên sử dụng kết hợp cùng với men vi sinh.

3. Enzymes

Trong nhiều thập kỷ qua, enzyme đã được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của gia cầm. Việc sử dụng enzym là khá quan trọng đối với gia cầm vì các loại thức ăn chứa ngô và đậu nành có chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng và chất ức chế enzym.

Bổ sung enzyme làm giảm khả năng gây ô nhiễm của phân đồng thời enzyme cũng có khả năng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột.

4. Tinh dầu

Các loại thảo dược và sản phẩm thực vật khác mang lại những tác dụng có lợi đối với tính toàn vẹn của ruột, môi trường ruột và hệ vi sinh thông qua các hoạt chất của chúng.

Các tác dụng có lợi của tinh dầu có thể bao gồm kích thích lượng thức ăn ăn vào và bài tiết tiêu hóa, kích thích miễn dịch, tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kìm khuẩn, tẩy giun sán hoặc chống viêm và tác dụng chống oxy hóa.

5. Chất tạo bề mặt sinh học

Chất béo và dầu được sử dụng trong chế độ ăn của động vật, khả năng tiêu hóa thấp các chất béo ngay từ khi còn nhỏ là do nhũ hóa kém.

Sử dụng chất tạo bề mặt sinh học là một cách hiệu quả để cải thiện sự hấp thụ dầu và chất béo từ thức ăn thông qua việc:

  • Tăng cường nhũ tương hóa dẫn đến hình thành các giọt chất béo/dầu nhỏ hơn trong ruột non, cung cấp nhiều diện tích bề mặt hơn cho hoạt động của lipase;
  • Cải thiện quá trình thủy phân chất béo
  •  Sự hình thành các phân tử lipid dễ dàng hơn và nhỏ hơn do nồng độ micellar tới hạn (CMC) rất thấp của lysophospholipid.

Điều này giúp cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như Vitamin A, D, E và K, và các carotenoid được thấm vào nhung mao ruột và qua màng tế bào của tế bào ruột.

Chất hoạt động bề mặt sinh học có thể được sử dụng cùng với chế phẩm sinh học để cải thiện hiệu suất, năng suất thân thịt và chất lượng trứng.

6. Chất kết dính độc tố nấm mốc

Độc tố nấm mốc có thể có trong thức ăn chăn nuôi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi. Trong điều kiện thực tế, không có thức ăn nào hoàn toàn không có độc tố nấm mốc, không có thức ăn nào được cho là chỉ chứa một độc tố nấm mốc. Các tác động bất lợi của độc tố nấm mốc đối với gia cầm là rất nhiều cho thấy mối nguy hiểm rõ ràng và dai dẳng.

Một số chất kết dính độc tố nấm mốc đã được phát triển để ngăn chặn tác động độc hại của độc tố nấm mốc đối với động vật tiêu thụ thức ăn bị ô nhiễm.

Những vật liệu này liên kết với (các) độc tố nấm mốc và ngăn chặn những tác động tiêu cực đến động vật tiêu thụ chúng.

7. Prebiotics

Prebiotic được định nghĩa là một thành phần dinh dưỡng không tiêu hóa thường tác động đến vật chủ thông qua việc kích thích sự phát triển hoặc hoạt động trao đổi chất của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Prebiotics có thể được sử dụng kết hợp với men vi sinh để phát huy tối đa lợi thế.

LactobacilliBifidobacteria spp. lên men prebiotics thành các axit béo chuỗi ngắn, làm tăng nồng độ và giảm độ pH trong ruột và ức chế sự sinh sôi của một số vi khuẩn gây bệnh. Trong một cuộc điều tra, tất cả việc bổ sung prebiotic, probiotic hoặc axit hữu cơ vào thức ăn dưới dạng đơn hoặc có sự kết hợp đã góp phần cải thiện đáng kể về trọng lượng của gà thịt so với nhóm đối chứng. Do đó, prebiotics trong chế độ ăn uống có thể hiệu quả hơn khi kết hợp với probiotics.

Một prebiotic lý tưởng là loại không bị thủy phân hoặc hấp thụ, làm giàu có một hoặc nhiều vi khuẩn đồng bộ hoặc làm thay đổi một cách có lợi các hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột. Các loại prebiotics phổ biến nhất được sử dụng ở gia cầm là oligosaccharides bao gồm inulin, fructooligosaccharides (FOS), mannanoligosaccharides (MOS), galactooligosaccharides (GOS), soya-oligosaccharides (SOS), xylo-oligosaccharides (XOS), pyrodextrins, isomaltooligosaccharides .

8. Thực khuẩn thể

Đây là những virus chuyên ký sinh vi khuẩn và chúng nhân lên bằng cách sử dụng hệ thống trao đổi chất của vật chủ và sau đó phá hủy tế bào vi khuẩn để giải phóng các thể mới vào môi trường. Chúng không có khả năng lây nhiễm sang các tế bào động vật và thực vật, do đó chúng là những lựa chọn thay thế an toàn tiềm năng cho thuốc kháng sinh. Các vi khuẩn có tác dụng cụ thể đối với Clostridium perfringens có thể hữu ích cho việc kiểm soát viêm ruột hoại tử ở gà.

Trích nguồn: https://www.kemin.com/in/en/blog/animal/managing-gut-health-with-antibiotic-alternatives

Tổng hợp và biên dịch: phòng kỹ thuật GREENTECH