Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae. Là một loài ký sinh ở bên ngoài vật chủ có tên gọi khác là ve đỏ gia cầm, rệp nhưng không ký sinh hoàn toàn trên vật chủ. Mạt gà cư trú ở trong các ổ, kẽ nứt, kẽ hở và chất độn chuồng.
Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn và thưa. Mạt có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân, ống thở dài tời gốc đôi chân thứ hai. Sau khi chúng hút máu gia cầm thân hình chúng có màu đỏ, khi đói sẽ có màu đen, xám hoặc trắng.
Chúng có thể tồn tại và sinh sản trong khoảng nhiệt độ và pH rộng. Mạt gà có thể tồn tại đến 9 tháng trong điều kiện không có thức ăn (5-25°C).
VÒNG ĐỜI CỦA MẠT GÀ
Mạt gà đẻ trứng ở những nơi chúng ẩn náu khe nứt, kẽ hở, vách tường, chất độn chuồng…. Con cái thường đẻ khoảng 30-50 trứng, trứng nở ra ấu trùng có 6 chân, sau 1-2 ngày ấu trùng lột xác và phát triển thành dạng Protonymph và Deutonymph 8 chân, cuối cùng phát triển thành dạng trưởng thành. Toàn bộ vòng đời có thể diễn ra ít nhất 7 ngày.
MẠT GÀ GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIA CẦM?
Mạt gà thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng trú ẩn ở các khe vách, chất độn chuồng,…ban đêm chúng đến và hút máu gia cầm gây tổn thương da, giảm sút hồng cầu, giảm đề kháng, giảm năng suất.
- Mạt gà hút máu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phát triển của gà.
- Khi gà bị sẽ hình thành nên vết thủng trên da dẫn đến có thể nhiễm khuẩn, các mầm bệnh ký sinh trùng đường máu sẽ theo tuyến nước bọt và độc tố của chúng bị hòa vào máu gây nguy cơ máu không đông.
- Stress, ngứa ngáy dẫn đến tăng mức độ rỉa lông, mổ lông,…
- Giảm trọng lượng cơ thể.
- Đối với gà đẻ: giảm sản lượng trứng, giảm chất lượng trứng.
- Ẩn chứa những mầm bệnh lây lan qua đường máu khi chúng đốt những cá thể nhiễm bệnh.
- Tỷ lệ chết cao gây ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phòng ngừa gà bị nhiễm mạt là loại bỏ những nguyên nhân sinh ra mạt xung quanh nơi gà ở bằng cách:
- Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rửa khay cho ăn của gà sạch sẽ và thay đồ ăn, nước uống mới.
- Sử dụng vôi bột rắc toàn bộ không gian trong chuồng gà, đặc biệt những góc hoặc ổ ngóc ngách thường là các ổ mạt lớn.
- Phun hóa chất, sát trùng.
- Sử dụng hóa dược qua đường nước uống, biện pháp này thường gây hại gan, thận và gia năng suất (đặc biệt là năng suất trứng).
- Sử dụng các biện pháp xua đuổi mạt bằng các loại tinh dầu, chiết xuất thảo đặc biệt kết hợp phun thuốc sát trùng diệt mạt.
Một trong những biện pháp sử dụng tinh dầu chiết xuất thực vật xua đổi mạt hiệu quả GREENTECH đang triển khai ở những trang trại gà sinh sản chuồng nền hiệu quả là sử dụng sản phẩm INNOTECH, nguyên liệu sản phẩm được nhập khẩu từ châu Âu với hàm lượng tinh dầu, chiết xuất thực vật cao giú xua đuổi mạt nhanh chóng, kết hợp với việc phun sát khuẩn đem lại kết quả tiêu diệt mạt hiệu quả.
THÀNH PHẦN
Chứa tinh dầu và chiết xuất thực vật (tỏi, quế, gừng, hương thảo, xả) hàm lượng cao.
Phương thức sử dụng: trộn thức ăn với liều 300g/500-700kg thức ăn (tương đương 300g/6-8 tấn thể trọng), dùng buổi chiều, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục kết hợp diệt mạt bằng phương pháp phun sát trùng.
Cũng bằng phương pháp này chúng ta áp dụng phòng bệnh ký sinh trùng đường máu, xua đuổi muỗi.
Ngoài tác dụng xua đuổi mạt, muỗi INNOTECH còn có tác dụng:
- Kháng virus (đặc biệt là cúm gia cầm), tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.
- Kiểm soát bệnh đầu đen (ức chế, diệt giun kim) và bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Ức chế và kìm khuẩn gây hại, đặc biệt đối với vi khuẩn Salmonella trong giai đoạn úm, giúp giữ ấm cho gia cầm non ở những thời điểm thời tiết ẩm nồm, nhiệt độ môi trường xuống thấp.